NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY DÁN CẠNH GỖ CÔNG NGHIỆP
Khi sử dụng máy dán cạnh cần lưu ý điều gì? Các lỗi thường gặp khi vận hành và cách khắc phục nhanh chóng. Tất tần tật về cách sử dụng máy dán cạnh gỗ công nghiệp hiệu quả sẽ được Quốc Duy chia sẻ ngay sau đây!
Lựa chọn keo dán cạnh gỗ
Việc lựa chọn keo dán cạnh phù hợp sẽ quyết định rất nhiều đến độ kết dính và độ thẩm mỹ của thành phẩm. Mỗi loại keo sẽ có độ nhớt và nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nên điều chỉnh nhiệt độ keo theo yêu cầu của nhà sản xuất, để đem lại hiệu quả cao nhất.
Khi sử dụng máy dán cạnh nhiệt độ nồi keo phải luôn nhỏ hơn nhiệt độ trục lăn. Để đảm bảo rằng keo không bị quá nhiệt, dẫn đến tình trạng khô cứng, bám dính trên thành nồi.
Bôi trơn các bộ phận chuyển động
Thường xuyên tra nhớt, mỡ giúp giảm ma sát giữa các bộ phận máy như vòng bi, ray trượt, mắc xích,… Điều nay giúp máy dán cạnh hoạt động với tần suất cao vẫn luôn ổn định và đạt hiệu quả cao nhất.
Ở một số dòng máy dán cạnh tự động trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất đã trang bị sẵn hệ thống cấp dầu bôi trơn tự động. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và hạn chế các vấn đề xảy ra với máy.
Tách nước trong máy nén khí
Nếu để nước lẫn trong khí nén lâu ngày sẽ dẫn đến oxy hóa nhanh các chi tiết máy. Vì thế, khi sử dụng máy dán cạnh phải thường xuyên tách nước ngưng trong khí nén và thực hiện tra dầu bôi trơn cho hệ thống khí nén.
Chọn nẹp chỉ dán cạnh phù hợp
Để sản phẩm sau dán cạnh đồng bộ, màu sắc phù hợp thì việc lựa chọn nẹp dán cạnh là vô cùng cần thiết. Tùy vào sản phẩm gia công mà lựa chọn loại chỉ dán như: chỉ nhựa pvc, chỉ veneer, nẹp gỗ, chỉ melamine,…
Vệ sinh máy
Đa phần các vấn đề máy dán cạnh gặp phải đều liên quan đến việc vệ sinh máy không sạch sẽ. Thổi bụi, vệ sinh máy dán cạnh gỗ thường xuyên không những giúp máy vận hành trơn tru, đạt hiệu quả tốt nhất mà còn nâng cao tuổi thọ máy đáng kể.
Dưới đây là cách vệ sinh máy đơn giản, người vận hành nên lưu ý khi sử dụng máy dán cạnh:
– Dùng vòi xịt hơi, thổi sạch bụi khu vực các cụm gia công, tủ điện và khu vực xung quanh máy sạch sẽ sau cuối ngày làm việc. Đồng thời kiểm tra vòng bi, mắc xích, trục gia công,… tra dầu thường xuyên để máy dán chỉ hoạt động ổn định hơn.
– Luôn đảm bảo hệ thống khí nén giữ áp suất đạt yêu cầu và hệ bình bơm dầu luôn ở mức 2/3 bình để máy hoạt động hiệu quả nhất.
– Đặc biệt, phải vệ sinh nồi keo sạch sẽ mỗi cuối ca làm hoặc mỗi lần thay màu keo mới. Tránh trường hợp để keo dính cứng vào thành nồi hoặc vương vãi khắp nơi.
Nguồn: http://maydancanh.com.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-may-dan-canh/
Nhận xét
Đăng nhận xét